Seri hướng dẫn tự học thổi sáo bài 3: cách thổi tiêu trúc (động tiêu)

Học thổi tiêu, động tiêu đang là nhu cầu của rất nhiều người, âm của tiêu trầm và ấm hơn sáo, dể dồn cảm xúc hơn. Tuy nhiên, cách bấm các nốt trên động tiêu có chút khác và khó hơn sáo ngang thông thường, thổi tiêu cũng tốn hơi hơn, khó đánh lưỡi và reo lưỡi hơn.

Bài viết đầu tiên của seri hướng dẫn tự học thổi sáo trúc, mình đã hướng dẫn các bạn học thổi sáo ngang.

Các loại sáo khác nhau nhưng có kỹ thuật cơ bản là giống nhau, điểm khác nhau sẽ được viết trong bài viết này.

Cách cầm và bấm các nốt nhạc trên tiêu bát khổng 6-1-1 tiêu 8 lỗ, 6 lỗ và 10 lỗ.

  • Cách cầm và bấm các nốt trên tiêu bát khổng 6-1-1.
Cách cầm tiêu bát khổng - tiêu 8 lỗ 6-1-1
Cách cầm tiêu bát khổng – tiêu 8 lỗ 6-1-1.
Các nốt nhạc trên tiêu bát khổng 6-1-1, tiêu 8 lỗ
Các nốt nhạc trên tiêu bát khổng 6-1-1, tiêu 8 lỗ.
  • Hệ gốc và hệ cải tiến của hệ tiêu bát khổng: hệ gốc của hệ tiêu bát khổng 6-1-1 là hệ 5-1, tuy nhiên, thường người ta sẽ làm hệ 4-1-1 là hệ tiêu bát khổng khuyết thăng giáng, giống như hình trên nhưng bịt nốt re# và sol# đi.
  • Hệ tiêu 10 lỗ Việt Nam:
Giới thiệu thêm về hệ tiêu 10 lỗ
Giới thiệu thêm về hệ tiêu 10 lỗ.
  • Hệ gốc 4-2 (bỏ hết các nốt thăng giáng đi) và hệ tiêu 11, 12 lỗ cải tiến từ hệ 10 lỗ Việt Nam:

Cách thổi tiêu kêu:

Điều kiện để thổi tiêu ra tiếng là đặt môi đúng, thổi đúng hướng và ém hơi đủ. Thêm nữa là, các bạn cần phải bịt kín các lỗ. Đây là vấn đề mà nhiều bạn mắc phải khi tập thổi tiêu vì bấm lỗ trên tiêu khó hơn trên sáo. Các bạn nên nhờ ai đó xem hộ hoặc thử bịt lỗ bằng băng dinh nhé!

  • Cách đặt môi đúng và hướng thổi: đặt môi sao cho đường góc lỗ thổi tiêu (nối 2 điểm nhọn trên lỗ thổi tiêu) nằm chính giữa 2 môi (có thể đặt tiêu lên, xuống, thường đặt đường đó trên tiêu thấp hơn 1 chút 1-2 mm tùy vào kết cấumôi và cách khoét lỗ tiêu).
  • Tập thổi từ nốt Si1 xuống nốt Do1 : tập thổi nốt Xi trước vì nốt Xi dể thổi và không lo bịt lỗ không kín. Đừng vội tập nốt Do1 mà nản vì không thổi được tiêu kêu nhé !
  • Tập xông hơi các nốt để tăng khả năng ém hơi. Điều này sẽ giúp các bạn thổi được nốt đồ và các nốt cao cũng như giúp tiếng tiêu đẹp hơn.

Bài viết không nên bỏ qua: Cách thổi tiêu kêu

Tiếp theo của việc tự học thổi tiêu là tập các nốt cơ bản – học thổi tiêu.

  • Tập thổi các nốt cơ bản để ngón linh hoạt hơn.
  • Tập chạy các gam chính hoặc tập thổi một số bài dể như : Nữ Nhi Tình, Đồng Thoại, Thần Thoại, …

Cuối cùng các bạn cần tập thêm một số kỹ thuật cơ bản trên tiêu để hoàn thành việc học thổi tiêu :

  • Rung hơi, luyến láy và đánh lưỡi đơn và những kỹ thuật khác. Xem thêm kỹ thuật thổi sáo 
  • Khi các bạn thổi được tiếng tiêu đẹp, chỉ cần có thêm rung hơi thì tiếng tiêu đã có thể tạo cảm xúc rồi. Vì tiêu vốn dĩ đã có tiếng rất trầm ấm.

Vậy là đã xong seri hướng dẫn tự học thổi sáo bài 3, bài tiếp theo và cũng là bài cuối cùng, mình sẽ giới thiệu các bạn về các kỹ thuật cơ bản sử dụng trong tiêu sáo. Nếu các bạn không hiểu vấn đề gì trong bài viết của mình có thể đọc thêm các bài viết ở link đính kèm hoặc để lại bình luận bên dưới nhé!

 

Bình luận FB

SIÊU KHUYẾN MÃI – MUA 1 SÁO TẶNG 2 SÁO – MUA TIÊU TẶNG SÁO – MUA SÁO TẶNG TIÊU – GIẢM ĐẾN 40%

Xem chi tiết khuyến mãi TẠI ĐÂY

mua sao truc
Click để mua tiêu sáo các loại

Click vào ảnh để xem chi tiết khuyến mãi!


Click vào ảnh để xem chi tiết khuyến mãi!

Video hướng dẫn thổi sáo – Nhiều video nhé, next để sang bài tiếp theo

về Lãng Tử Sáo

Mình là Lãng Tử Sáo chủ shop sáo trúc Lãng Tử và cũng là ADmin của rất nhiều trang web về sáo như tieusao.net, kenhtieusao.com, saotruc.net, cachthoisao.com, hocthoisao.com. Vậy các bạn hoàn toàn yên tâm nếu lựa chọn mua sáo của shop mình nhé! Nếu cần tư vấn về sáo các bạn cứ hỏi, mình sẳn sàng trả lời. Nếu có góp ý, hãy để lại bình luận.

Check Also

Seri hướng dẫn tự học thổi sáo bài cuối: Các kỹ thuật thổi sáo

Post Views: 5.998 Các kỹ thuật thổi sáo trúc, các kỹ thuật dùng trong tiêu …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điền Captcha *